Back to Posts

Lesson 2: Cơ bản về độ phơi sáng

Posted in Photography Tags: #best-photo-lessons, #exposure, #basic

Lưu ý: Để hoàn thành bài học này yêu cầu một máy ảnh có khả năng thiết lập độ phơi sáng bằng tay.

Độ phơi sáng là gì?

Nó không quá phức tạp, nhưng độ phơi sáng là sự lựa chọn bắt buộc bạn phải tìm hiểu. Độ phơi sáng bạn chọn sẽ quyết định bức ảnh của bạn sẽ trông như thế nào. Nhưng, chúng ta sẽ bắt đầu với 1 hiểu biết cơ bản và làm việc từ đó.

Độ phơi sáng bao gồm 4 yếu tố:

  1. Có bao nhiêu ánh sáng phía trước bạn - mà bạn có thể thay đổi bằng cách bù sáng hoặc sử dụng đèn flash.
  2. Độ nhạy với ánh sáng của máy ảnh (film) bạn đang sử dụng - thường được gọi là ISO.
  3. Lượng ánh sáng đi qua ống kính - thường được gọi là khẩu độ (aperture).
  4. Thời gian tiếp xúc của ánh sáng với cảm biến máy ảnh (film) được bao lâu - thường được gọi là tốc độ màn chập (shutter speed).

Tại thời điểm này, chúng ta sẽ sử dụng mức độ phơi sáng trung bình trên ngữ cảnh bình thường.

Nếu máy ảnh của bạn không có đo sáng - nó đã thực sự là đồ cổ. Nhưng, không sao, bạn chỉ cần mua 1 dụng cụ đo sáng cầm tay. Nếu bạn có 1 máy ảnh SLR hoặc cao hơn nữa là một máy ảnh kỹ thuật số, hãy dành thời gian xem hướng dẫn để hiển thị ra Histogram, đó là biểu đồ hiển thị lượng ánh sáng trong bức ảnh của bạn.

Thực hành

Cài đặt máy ảnh của bạn ISO 100, khẩu độ f16 và tốc độ màn chập 1/125 giây - đó có nghĩa là bạn đã giảm độ phơi sáng (exposure) đi 1 stop1. Với thiết lập này, bạn có thể sử dụng máy ảnh của bạn chụp một ngày trời nắng. Hãy để mặt trời phía sau bạn và chụp bất kỳ thứ gì bạn muốn, bạn sẽ có một bức ảnh phơi sáng tốt. Đó chính là một trong những qui tắc rất nổi tiếng bạn nên biết  - “Sunny 16“.

Để làm cho cuộc sống thú vị hơn, và những bức ảnh của bạn trông sáng tạo hơn, bạn có thể thay đổi các thiết lập nhưng vẫn phải giữ cho chúng có độ phơi sáng tương đương. Dưới đây là 1 vài thiết lập để có cùng độ phơi sáng:  hãy thử thiết lập máy ảnh của bạn sử dụng f11 và tốc độ 1/250, đẩy thêm 1 chút nữa ta có f81/500. Tất cả các thiết lập trên đều có cùng độ phơi sáng bởi vì chúng có cùng 1 lượng ánh sáng đi vào film máy ảnh.

Tất nhiên, không phải lúc nào bạn chụp cũng có mặt trời phía sau vào một ngày nắng. Đối với các trường hợp khác, điều bạn cần là 1 máy đo sáng. Nó có thể có sẵn trong máy của bạn hoặc bạn phải dùng loại cầm tay.

Khi nhìn vào bất cứ khung cảnh nào, máy đo sáng sẽ đưa cho bạn 1 gợi ý về độ phơi sáng để bạn sử dụng. Hầu hết chúng đều đưa ra gợi ý khá chính xác.

Sử dụng máy đo sáng của bạn, đọc thông số độ phơi sáng ở bóng dâm (màu xám) vào ngày trời nắng và so sánh nó với “Sunny 16”, bạn sẽ thấy chúng chậm hơn 2 - 3 stop.

Lưu ý cuối cùng, một máy đo sáng rất hữu ích cho độ phơi sáng của bạn, nhưng nó có một giới hạn. Như đã nói trước đó,  máy đo sáng cho rằng ánh sáng có 18% là màu xám. Đó là nhiều nhất nhưng không phải là tất cả.

Hãy nhìn vào những thứ bạn đang chụp. Nếu nó quá tối, máy đo sáng cố gắng đưa nó về màu xám, và điều đó làm bức ảnh của bạn thừa sáng. Ngược lại, nếu đối tượng của bạn màu trắng, máy đo sáng sẽ đưa bức ảnh của bạn tối hơn hoặc có 18% màu xám. 

Và sẽ có thêm 2 bài học về High key2 và Low key3 liên quan đến vấn đề tôi nêu bên trên. Nó sẽ giúp bạn xử lý tình huống như vậy tốt hơn.

Lưu ý : Có một số máy ảnh kỹ thuật số có chế độ bù sáng (+-EV)4 nhằm ngăn chặn phơi sáng quá nhiều. Nếu phơi sáng thừa sáng, thì những điểm nổi bật có thể bị thổi bay và chi tiết biến mất sẽ nằm trong phần sáng bức ảnh. Bằng cách tạo ra những bức ảnh tối sầm, các nhiếp ảnh gia cố gắng đưa bức ảnh không quá sáng. Điều này không áp dụng cho tất cả máy ảnh nhưng nó chỉ đúng với một số. Điều đó có nghĩa rằng hiểu biết về độ phơi sáng sẽ cao hơn một chút trong các bài học tiếp theo.

As a point of reference, these are the typical “whole stops” for exposure;

Aperture: f2, f2.8, f4, f5.6, f8, f11, f16 and f22.
Shutter: 1 second1/2 second1/41/81/151/301/601/1251/2501/5001/10001/20001/4000

Many cameras have more stops at either end of these scales, but these are typical. As well, most modern cameras have half stops or third stops. These make learning a little more difficult, but keep the above numbers in mind to do proper exposures.

Bài tiếp: Phơi sáng: High Key - Nguồn: LESSON 2 – EXPOSURE (BASIC)

Giải thích:

  1. StopTrong nhiếp ảnh người ta qui định khi ánh sáng tăng gấp đôi hay giảm đi 1 nửa thì người ta gọi đó là tăng hoặc giảm 1 Stop , khi điều chỉnh ánh sáng trên ảnh người ta cho phép điều chỉnh tối thiểu 1/3 Stop cho mỗi lần chỉnh (tức là tăng/giảm 0.33% lượng ánh sáng). (cái này chả biết dịch kiểu gì luôn 😑) 

  2. High key: đọc thêm 

  3. Low key: đọc thêm 

  4. EV: Là viết tắt của Exposure Value. 

A software engineer, specializing in developing web applications, with over 5 years of experience with Golang and micro-services.

I love solving hard problems, learning new domains, and creating big systems that are manageable and amenable to change. In order to help my whole team succeed.

Comments

Read Next

Lesson 1: Mục đích