Back to Posts

Lesson 6: Hiệu ứng màn trập

Posted in Photography Tags: #best-photo-lessons, #basic, #shutter

Có thể bạn đã nhìn thấy những bức ảnh của một cuộc đua xe ô tô hoặc mô tô, nơi mà các đối tượng trông rõ nét nhưng phần nền bức ảnh thì bị mờ với các vệt dài thể hiện tốc độ. Có lẽ bạn đã nhìn thấy một thác nước trông giống như dòng chảy của lụa. Hoặc bạn đã nhìn thấy một bức ảnh với một ai đó bị đóng băng hoàn toàn tại chỗ trong khoảnh khắc thể thao.

Đó chính là kết quả của sự sáng tạo sử dụng màn trập của máy ảnh. Tốc độ màn trập nhanh giống như 1/500, 1/1000, 1/200 giây hoặc nhanh hơn làm chuyển động ngừng lại.

Ngược lại, tốc độ màn trập chậm như 1/15, 1/4 hoặc thậm chí cả giây, tạo ra cảm giác về chuyển động thông qua làm mờ một vài phần của bức ảnh.

Một trong những vấn đề khá thường xuyên nếu tốc độ màn trập quá chậm, một bức ảnh có thể bị mờ từ từ “chuyển động mập mờ”, nó có thể làm giảm độ nét một hình ảnh nếu hiệu ứng đó không phải là cố ý.

Thực hành: Điều này được thực hiện tốt nhất vào một ngày có ít mây không quá tối và quá sáng. Tìm một người bạn với chiếc xe đạp hoặc những người thích chạy bộ. Đi đến một khu vực không gian mở và thiết lập vị trí của bạn. Hãy nhờ người bạn đi xe hoặc chạy qua chỗ bạn nhiều lần. Bạn sẽ cần làm nhiều phơi sáng để lấy được những bức ảnh.

Đầu tiên, hãy thiết lập tốc độ màn trập cao nhất bạn có thể - trong khoảng 1/500 đến 1/2000 - với khẩu độ lớn nhất có thế (vd: f1.8).

Khi bạn của bạn di chuyển qua, giữ anh(cô) ấy trong khung hình. Xoay mình từ vùng thắt lưng trở lên và cố gắng hướng máy ảnh vào anh(cô) ấy. Cố gắng chụp nhiều lần cho mỗi lần anh(cô) ấy đi qua bạn. Đây được gọi là kỹ thuật “Paning” (lia máy). Bạn có thể muốn thử vài lần bấm máy nhưng không đóng màn trập và luyện tập giữ cho anh(cô) ấy trong khuôn hình khi họ đi qua bạn.

Bây giờ, thiết lập tốc màn trập của bạn thấp nhất có thể. Tôi xin gợi ý, bạn có thể thiết lập quanh khoảng 1/30, nhớ rằng set khẩu độ cao nhất có thể cho ánh sáng. Lặp lại chuyển động paning(lia) như bên trên để giữ bạn của bạn trong khung hình. Chụp thêm nhiều tấm hình, và nhớ xoay mình để giữ hướng nhìn của bạn theo anh(cô) ấy.

PS: Để bức ảnh của bạn giữ được độ nét chấp nhận được, qui tắc ngón tay cái là giữ tốc độ màn trập của bạn ít nhất phải giống độ dài tiêu cự của bạn. Ví dụ một len có độ dài tiêu cự là 50mm thì nên sử dụng tốc độ màn chập là 1/50 hoặc nhanh hơn. Tuy nhiên, tôi nhận thấy hầu hết máy ảnh kỹ thuật số, bạn sẽ muốn cộng thêm 50% vào tốc độ màn trập, từ 1/50 thành 1/80 hoặc nhanh hơn (một phần ba của điểm dừng là 1/75).

Đối với hình ảnh sắc nét, một chân máy tripod là một lựa chọn rất tiện dụng để giải phóng sự lựa chọn của bạn về tốc độ màn trập.

Alternatively, you can hand hold a camera to surprisingly extended times with good technique: place the bottom of the camera body in your left hand and support its weight with that hand, then tuck your left elbow basically into your lower left rib cage. Finally hold the viewfinder close to your eye and use your right hand to trigger the shutter and further stabilize the camera. Breath in and let your breath out slowly while squeezing the shutter. (Phần này hơi khó dịch, nhưng các bạn có thể lên mạng tìm ảnh tư thế cầm máy sẽ hình dung rõ hơn).

Ghi chú: Hầu hết những ống kính zoom không có khẩu dưới f1.8, đó là vấn đề chung của những ống kính loại này. Bạn chỉ cần thử và lấy gần nhất bạn có thể.

Bài tiếp: Qui tắc 1/3 - Nguồn: LESSON 6 – SHUTTER EFFECTS

A software engineer, specializing in developing web applications, with over 5 years of experience with Golang and micro-services.

I love solving hard problems, learning new domains, and creating big systems that are manageable and amenable to change. In order to help my whole team succeed.

Comments

Read Next

Lesson 5: Độ sâu trường ảnh