Độ sâu trường ảnh - cũng được biết đến như là độ sâu tiêu cự (mặc dù điều đó có ý nghĩa kỹ thuật khác nhau - có một vài người sử dụng thuật ngữ này) - là một vùng mà nhiều nhiếp ảnh gia hay bị nhầm lẫn hoàn toàn.
Bằng cách thay đổi độ mở của ống kính (khẩu độ), bạn có thể tạo ra kết quả bức ảnh có nhiều điểm nét hơn từ khoảng gần đến xa, hoặc bạn có thể giới hạn điểm nét của bức ảnh tại một nơi.
Ở f1.8
, điểm nét sẽ được xác định nhiều hơn với những vật phía trước, và nhìn phía sau chủ thể sẽ trở nên mềm mại hơn tính từ chủ thể họ đang có. Đây là một cách rất hay để mang sự chú ý cho chủ thể.
Ở f22
, điểm nét dường như rất gần với máy ảnh đến vô cùng. Điều này thật tuyệt vời khi cho bạn cảm giác về nơi bạn chụp bức ảnh, hoặc để chứa rất nhiều người trong bức ảnh và giữ cho mọi người rõ ràng trong điểm nét.
Tuy nhiên, ở đó có những giới hạn về cách mà nó sẽ xuất hiện trong hình ảnh cuối cùng.
Thực hành: Tìm một đối tượng hoặc chủ thể vẫn hoặc sẽ ở một chỗ trong vài phút. Đứng cách đổi tượng khoảng 2 bước chân và tập trung vào nó. Thiết đặt fstop của bạn là 1.8 (hoặc gần nhất có thể, dựa vào ánh sáng hiện tại bạn đang đứng) và thiết lập tốc độ màn trập để lấy được độ phơi sáng phù hợp với thiết bị của bạn. Bạn có thể thiết lập chế độ ưu tiên khẩu độ (AV mode) và để máy ảnh tự động thiết lập tốc độ màn trập. Bạn nên sử dụng những ống kính 50mm hoặc những ống kính có thể zoom tương đương 50mm.
Bây giờ, thiết lập fstop thành 16 và thay đổi tốc độ màn trập nếu cần thiết.
Bước lùi lại khoảng 10 bước tính từ chủ thể và làm lại những thiết lập bên trên - đầu tiên ở f1.8
rồi sau đó ở f16
.
Để thực sự nắm rõ bài tập này, hãy thử tất cả các bước trên với các ống kính khác nhau hoặc ở các tiêu cự khác nhau nếu bạn có một ống kính zoom - ví dụ: thử nó ở 35mm
và 200mm
hoặc bất kỳ ống kính zoom nào mà bạn có.
PS: Một chủ đề liên quan là Bokeh
được lấy từ một từ trong tiếng Nhật có nghĩa là mờ hoặc sương mù. Khi một nhiếp ảnh gia nói một bức ảnh có bokeh
tốt, điều đó có nghĩa là khu vực ngoài điểm nét của bức ảnh đó rất mịn. Các ống kính khác nhau và máy ảnh kết hợp lại để có những đặc tính khác nhau của bokeh
.
Bài tiếp: Hiệu ứng màn trập - Nguồn: LESSON 5 – DEPTH OF FIELD
Comments